Đặc điểm sâm dây (sâm rừng)
Sâm rừng, còn gọi là Đảng Sâm, có tên khoa học là Codonopsis pilosula hay Campanumoea pilosula. Đây là một cây sống lâu năm ở khu vực Đông Bắc Châu Á và thường mọc trong các cánh rừng thưa dưới các cây to, vì thế, có tên gọi phổ biến là Sâm rừng/sâm dất.
Đảng sâm, trong rất nhiều trường hợp có thể thay thế cho nhân sâm (Panax ginseng) điều trị một số bệnh, vì thế đảng sâm còn được gọi là “nhân sâm của người nghèo” do đặc điểm rẻ tiền hơn nhưng lại có nhiều công dụng như nhân sâm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đảng sâm cũng có thể thay thế cho nhân sâm.
Tác dụng sâm dây
Nhiều nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng của củ sâm rừng trên nhiều loại động vật khác nhau và đã rút ra được những kết luận sau:
– Sâm rừng có tác dụng chống mệt mỏi và tăng cường sự thích nghi của cơ thể động vật đối với môi trường nhiệt độ cao.
– Đối với hệ tiêu hóa, Sâm rừng có tác dụng tăng cường trương lực của hối tràng chuột và cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ thuốc.
– Đối với hệ tim mạch: Sâm rừng làm tăng cường độ co bóp của tim, tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng.
– Đối với máu và hệ thống máu: Sâm rừng có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.
– Ngoài ra, Sâm rừng còn có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể, có tác dụng kháng viêm, hóa đàm, giảm ho, kháng khuẩn…
Sâm rừng có tác dụng trong việc điều trị một số bệnh như:
+ Trị Phế hư, ích Phế khí.
+ Trị Tỳ Vị hư yếu, khí huyết đều suy, không có sức, ăn ít, khát, tiêu chảy lâu ngày, thoát giang.
+ Trị trung khí suy nhược, ăn uống kém, ỉa chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, tiêu ra máu, rong kinh.
+ Trị thiếu máu mạn, gầy ốm, bệnh bạch huyết, bệnh ở tụy tạng.
+ Trị hư lao, nội thương, trường vị trung lãnh, hoạt tả, lỵ lâu ngày, khí suyễn, phiền khát, phát sốt, mồ hôi tự ra, băng huyết, các chứng thai sản.
Có thể nói sâm rừng là một vị thuốc có rất nhiều công dụng chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và đề kháng tốt. Vì thế, việc dùng sâm rừng nên phổ biến rộng rãi.
Bài thuốc ngâm rượu với sâm rừng (đảng sâm)
– Bài thuốc đơn giản: 250gram củ sâm rừng + 1 lít rượu trắng. Ngâm trong vòng hơn 2 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng 1 cốc nhỏ, ngày dùng 2 lần. Rượu sâm rừng có tác dụng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, trị các chứng mỏi mệt, ăn không ngon, mất sức, chống lão hóa, làm tăng tuổi thọ…
Cách dùng đẳng sâm hiện nay:
Nấu nước uống hàng ngày: Dùng 10-15 củ sâm khô nấu cùng với 2 lít nước sạch .
– Nấu ăn: Có thể dùng củ sâm để hầm với xương heo, gà ác …, có tác dụng làm
ngọt và bổ dưỡng món ăn.
– Ngâm rượu: 1kg sâm khô có thể ngâm với 4 lít rượu trắng, sau khi ngâm 2-3
tuần là có thể dùng được. Mỗi ngày uống khoảng 1 ly nhỏ (30 ml).
- Trị Thận suy, hay đau lưng, mỏi gối, đái lắt nhắt, bồi dưỡng cơ thể: Đảng
sâm 16g, Cáp giới 6g, Huyết giác 1,2g, Trần bì 0,8g, Tiểu hồi 6g. Ngâm với 1
xị (250ml) rượu uống trước khi đi ngủ(Trung dược học).
- Trị Phế quản viêm mạn (thể khí hư huyết ứ): Đảng sâm, Ngũ linh chi, Thương
truật, Sinh khương, mỗi thứ 10g, sắc uống.
- Trị thần kinh suy nhược: Đảng sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 8g. Sắc uống
(Sinh Mạch Tán – Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận).
- Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét: Đảng sâm 40g, Hoàng bá 20g. Tán bột, bôi.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sâm dây”